TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM CÔNG BỐ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM CÔNG BỐ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH NĂM 2021

Sáng ngày 05/02/2021, Trường Đại học Luật TP.HCM công bố Phương thức tuyển sinh năm 2021. Năm nay, Nhà trường giữ nguyên 02 phương thức xét tuyển là: “Xét tuyển thẳng” và “Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT”. Cụ thể như sau:

Phương thức 1 (xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng): tối đa 35%/ tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng:
Đối tượng 1 (xét tuyển thẳng):
Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp năm 2021. Cụ thể như sau:
+ Môn Văn, Toán: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh,
+ Môn tiếng Anh: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh,
+ Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;
+ Môn Lý, Hóa: đối với ngành Quản trị – Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;
+ Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;
+ Môn Địa: đối với ngành Luật.
Đối tượng 2 (ưu tiên xét tuyển thẳng):
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật;
Thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ (Scholastic Assessment Test).
Những chứng này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2021.
Điều kiện:
+ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
+ Thứ hai, trình độ ngoại ngữ quốc tế/ hoặc có kết quả thi SAT phải đạt như sau:
Đối với tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên (do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp); hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên (do Educational Testing Service (ETS) cấp);
Đối với tiếng Pháp: chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên (do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques – CIEP) cấp); hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên (do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques – CIEP) cấp);
Đối với tiếng Nhật: chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên (do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) cấp, trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật);
Đối với bài thi SAT của Mỹ: đạt điểm từ 1.100/1.600 trở lên.
+ Thứ ba, phải có điểm trung bình của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21,0 trở lên (Điểm trung bình của 5 học kỳ THPT được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
+ Thứ tư (tiêu chí phụ), khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, Nhà trường sẽ xét tiêu chí phụ theo thứ tự:
Điểm của Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm thi SAT;
Điểm trung bình của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc Tổ hợp xét tuyển; riêng Tổ hợp D00 thì môn chính là Ngữ văn.
Đối tượng 3 (ưu tiên xét tuyển thẳng):
Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu;
Thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2021 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.
Điều kiện:
+ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
+ Thứ hai, thí sinh phải có kết quả học tập của từng năm Lớp 10, 11 và 12 đạt từ loại giỏi trở lên;
+ Thứ ba, phải có điểm trung bình của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21,0 trở lên (Điểm trung bình của 5 học kỳ THPT được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
+ Thứ tư (tiêu chí phụ), khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, Nhà trường sẽ xét tiêu chí phụ theo thứ tự:
Điểm trung bình cộng của 3 năm Lớp 10, 11 và 12 (Được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
Điểm trung bình của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc Tổ hợp xét tuyển; riêng Tổ hợp D00 thì môn chính là Ngữ văn.
Lưu ý: Trường hợp tuyển sinh theo phương thức này chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang phương thức “xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021”.
Phương thức 2 (xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021):
Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu là 65%/tổng chỉ tiêu;
Đối tượng: dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển;
Phương thức này được thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
—————————–
Để biết thêm thông tin chi tiết về Phương thức tuyển sinh 2021 cũng như các tổ hợp môn xét tuyển, chỉ tiêu (dự kiến) và tỷ lệ xét tuyển của từng ngành theo từng tổ hợp, vui lòng xem thêm thông tin trong link sau đây: https://ts.hcmulaw.edu.vn/…/phuong-thuc-tuyen-sinh-nam…
—————————–
Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Phòng B105B, Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, Số 2 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh.
Website: tuyensinh.hcmulaw.edu.vn
Hotline: 1900.5555.14 hoặc 028.394.00.989 nhánh 220,221
Chia sẻ bài viết