KẾ HOẠCH Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong trường học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 10/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong trường học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với nội dung, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa; vận động, kêu gọi cán bộ, giáo viên, học sinh thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa, túi nilon dùng một lần góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái, làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và ni lông thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Cơ sở giáo dục, đơn vị trường học nhận thức được nguy cơ ô nhiễm từ sản phẩm nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; từ đó tham gia Kế hoạch thực hiện Phong trào “Chống rác thải nhựa”.
- Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các sáng kiến, kinh nghiệm hay các mô hình, cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”.
- Tổ chức thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” đảm bào thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, tránh hình thức, lãng phí, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường và cộng đồng dân cư. Nội dung, hình thức tổ chức thực hiện phong trào phải phong phú, cụ thể, phù hợp với thực tiễn đơn vị.
- 100% các trường mầm non, mẫu giáo, các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, túi ni lông đối với môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.
II. Nội dung thực hiện
1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền thường xuyên đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020, các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” (Văn bản số 5539/BTNMT-TCMT ngày 10/10/2018), phát động phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông” (Văn bản số 4907/BTNMT-TĐKTTT ngày 11/9/2018), các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Dự án và chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia, của tỉnh và của ngành Giáo dục và Đào tạo gắn với đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các đơn vị, cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa và ni lông, tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và sức khỏe con người nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa, tìm các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ, sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần trong hoạt động của cơ quan, trường học.
3. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên bếp ăn, căn tin, học sinh và người thân tham gia hưởng ứng phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, liên tục tại nhà trường về chất thải nhựa, tác hại do ô nhiễm chất thải nhựa, các hành động giảm thiểu tác hại từ chất thải nhựa... theo các hình thức, nội dung phù hợp. Tập trung tuyên truyền, phổ biến trong các hoạt động hưởng ứng các ngày Lễ môi trường, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, phát thanh học đường, phát thanh măng non, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Tổ chức mít tinh, diễu hành, cổ động về bảo vệ môi trường; treo băng rôn, panô, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần, nhằm nhắc nhở mọi người cùng hành động bảo vệ môi trường.
5. Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” vào môn học. Xây dựng các chủ đề dạy học theo dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường “Chống rác thải nhựa”.
6. Phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Đoàn, Hội, Đội, thường xuyên phát động phong trào hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, bao ni lông khó phân hủy. Xây dựng các mô hình thu gom và phân loại rác thải trong nhà trường, phát huy mô hình “ngôi nhà 100đ”[1] trong việc thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì nilon trong các nhà trường.
7. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia lao động vệ sinh trường, lớp tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; rà soát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu gom và xử lý rác thải, có giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày đảm bảo theo quy định không để úng ứ gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức, tham gia các hoạt động hưởng ứng, các nội dung phong trào “Chống rác thải nhựa” do các cấp tổ chức.
III. Tổ chức thực hiện
1. Các Phòng chuyên môn thuộc Sở
Giao Phòng Giáo dục Thường xuyên và Công tác học sinh, sinh viên làm đầu mối tham mưu lãnh đạo Sở trong triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các phòng chuyên môn Sở và các ngành có liên quan triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện của các đơn vị.
Giao Phòng giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học: tổ chức lồng ghép các nội dung của kế hoạch trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Ngành; cùng với phòng Giáo dục Thường xuyên và Công tác học sinh, sinh viên thực hiện tốt công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cơ sở thực hiện.
2. Đối với Phòng GDĐT các huyện, thành phố và các trường THPT, các cơ sở giáo dục trực thuộc
Tổ chức triển khai, cụ thể hóa Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của cơ sở; tăng cường tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện Kế hoạch; Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; lồng ghép các nội của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị để thực hiện.
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, lồng ghép với báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác quản lý học sinh vào cuối ký I và Cuối năm học theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng GDTX&CTHSSV) để phối hợp giải quyết./. 7. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia lao động vệ sinh trường, lớp tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; rà soát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu gom và xử lý rác thải, có giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày đảm bảo theo quy định không để úng ứ gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức, tham gia các hoạt động hưởng ứng, các nội dung phong trào “Chống rác thải nhựa” do các cấp tổ chức.
III. Tổ chức thực hiện
1. Các Phòng chuyên môn thuộc Sở
Giao Phòng Giáo dục Thường xuyên và Công tác học sinh, sinh viên làm đầu mối tham mưu lãnh đạo Sở trong triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các phòng chuyên môn Sở và các ngành có liên quan triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện của các đơn vị.
Giao Phòng giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học: tổ chức lồng ghép các nội dung của kế hoạch trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Ngành; cùng với phòng Giáo dục Thường xuyên và Công tác học sinh, sinh viên thực hiện tốt công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cơ sở thực hiện.
2. Đối với Phòng GDĐT các huyện, thành phố và các trường THPT, các cơ sở giáo dục trực thuộc
Tổ chức triển khai, cụ thể hóa Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của cơ sở; tăng cường tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện Kế hoạch; Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; lồng ghép các nội của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị để thực hiện.
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, lồng ghép với báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác quản lý học sinh vào cuối ký I và Cuối năm học theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng GDTX&CTHSSV) để phối hợp giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc